Nếu bạn quan tâm tới việc đặt tour du lịch, phòng khách sạn, vé máy bay hoặc dịch vụ du lịch khác, hãy điền Tên, Email, Điện thoại và Yêu cầu. Chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất có thể.
Trang chủ >> Điểm du lịch TP Hồ Chí Minh >> Địa Đạo Củ Chi
Địa Đạo Củ Chi
Kênh truyền hình Mỹ CNN vừa công bố dánh sách 12 công trình ngầm hấp dẫn du khách nhất thế giới, trong đó có Địa Đạo Củ Chi của Việt Nam. Một cụm công trình ngầm đươc mệnh danh là mảnh đất thép đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới đồng thời là một lỗi khiếp đảm của quân Mỹ – Nguỵ…
Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Nằm cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng đông bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km…
Hơn 20 năm xây dựng, địa đạo Củ Chi đã được hoàn thành không phải bằng một kỹ thuật hiện đại mà là từ bàn tay của những con người đất thép quyết giữ gìn từng tấc đất quê hương. Trong đó có những đôi tay của biết bao người mẹ, người chị, người em, vốn chỉ là những con người chân chất giản dị nhưng đã viết nên những trang sử hào hùng biết bao cho dân tộc. Và từ đó, Củ Chi đã là “ngôi nhà” của biết bao lớp lớp chiến sĩ với lối đánh du kích thông minh đã bao phen làm giặc Mỹ kinh hồn bạt vía, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng quê hương.
Hệ thống địa đạo được chia ra làm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép….Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, hơi ngạt… nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế có thể cô lập từng phần nên bị hư hại không nhiều. Quân đội Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện các cửa vào (được ngụy trang) và phát hiện các cửa thông gió (thường được đặt giữa các bụi cây). Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng chó nghiệp vụ. Ban đầu có một số cửa vào và lỗ thông gió bị chó nghiệp vụ phát hiện do chó ngửi được hơi người. Tuy nhiên, sau đó, những người ở dưới địa đạo đã dùng xà phòng của Mỹ đặt ở cửa hầm và cửa thông gió nên chó nghiệp vụ không thể phát hiện ra.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, địa đạo Củ Chi là một nỗi thất vọng lớn, câu hỏi khó đối với quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Mỹ và Australia từng cố gắng phát hiện và xâm nhập địa đạo bằng nhiều cách, song tất cả nỗ lực đều thất bại. …. Không thể giành ưu thế bằng chiến tranh hóa học, quân đội Mỹ bắt đầu cắt cử nhiều binh lính xuống địa đạo. Những người này được gọi là “chuột đường hầm”. Họ được trang bị súng máy, dao, đèn pin. Song với sự phức tạp của hệ thống và không có đường lui, binh sĩ Mỹ hầu hết thiệt mạng.
Một trong giải pháp tiêu diệt quân địch hiệu quả và gây lên lỗi khiếp đảm của quân địch mỗi khi chúng tiến đanh Củ Chi đó là hệ thống vũ khi thô sơ do chính quân và dân Củ Chi tự chế và nó đóng một vai trò quan trọng, nó bẻ gẫy ý chí xâm lược của kẻ thù. Chúng ta hãy xem những vũ khí tự chế – sự khiếp sợ mà người Việt Nam dành cho quân xâm lược như: Hầm Chông Bẫy Cọp, Chông Thò, Chông Hom, Chông cánh, Chông cần cối, Chông nách, Chông bồ cào, chông cánh cửa, chông tự động ….. Đó là thứ vũ khí tự tạo không đơn thuần chỉ sát thương, mà còn tạo lên những cơn ác mộng kinh hoàng cho người còn lại…
Sau khi chiến tranh kết thúc, khu di tích lịch sử này đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách trong nước và nước ngoài tham quan mỗi ngày. Ngoài việc len lỏi vào các đường hầm để cảm nhận được không khí năm xưa, khách du lịch còn được nghe giới thiệu, được xem lại những đoạn phim tư liệu về thời chiến đấu oanh liệt của du kích Củ Chi, được thưởng thức món khoai mì chấm muối mè dân dã mà ngon miệng. Bên cạnh đó, du khách còn được tham gia môn thể thao bắn súng để thử khả năng tinh nhuệ và chính xác của mình. Và chắc chắn rằng ai cũng cảm thấy thật dễ chịu khi len lỏi vào những cánh rừng trung quân lá xanh ngút ngàn, ngồi đong đưa trên những chiếc võng, hoài niệm một chút về quá khứ, để biết rằng cuộc sống thanh bình ngày hôm nay được đánh đổi biết bao sự hy sinh của những con người năm xưa trên khắp đất nước Việt Nam….
Ðiều thú vị nữa là khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên đều ăn mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những búi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống trong sự thật của Củ Chi thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến rõ nét hơn khi đĩa sắn luộc, bát muối vừng được đưa mời khách du lịch. Những ly rượu bé xíu, trong vắt và nồng nàn được gọi đùa là nước mắt quê hương bên đĩa rau mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ. Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp. Rau mốp là lương thực chính của quân dân Củ Chi ngày trước, còn giờ đây đang là đặc sản.